ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRƯỚC KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ

1606367090869

Xe nâng người làm việc trên cao một cách an toàn, cần bắt đầu với một sự chuẩn bị chu đáo và lên một kế hoạch phù hợp. Việc chú trọng làm đúng qui trình trước khi vận hành có thể giúp giảm thiểu rủi ro gây tai nạn, đồng thời nâng cao sự an toàn cho người vận hành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra các bước mà bạn nên làm trong quá trình lên kế hoạch.

Mọi công trường làm việc đều ẩn chứa những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn cần phải giải quyết triệt để trước khi có ai đó vận hành xe nâng người, chẳng hạn như xe cắt kéo hay là xe boom lift. Để có thể đánh giá rủi ro một cách toàn diện, cần lưu ý:

  • Khảo sát công trường và đánh giá định rủi ro
  • Lựa chọn xe nâng người phù hợp
  • Kiểm tra xe nâng người trước khi vận hành
  • Lựa chọn đồ bảo hộ cá nhân
  • Kiểm tra lần nữa.
Img 4033
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRƯỚC KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ 6

Khảo sát công trường và đánh giá rủi ro

Việc khảo sát công trường phải để cho người có thẩm quyền tiến hành. Đó là người có kinh nghiệm dày dặn và được đào tạo bài bản. Chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một số rủi ro mà bạn nên để ý, nhưng quan trọng nhất vẫn chính là người có thẩm quyền của công ty bạn trực tiếp phải tiến hành đánh giá thực tế.

Bạn có nghĩa vụ (về cả mặt pháp lý lẫn đạo đức) tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện tại công trường làm việc. Việc này nhằm mục đích xác định và ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến người lao động, đồng nghiệp và các nhà thầu khác đang thi công trong cùng khu vực. Điều này trước hết cần phải xác định các rủi ro tiềm ẩn và đánh giá mức độ rủi ro đối với mỗi trường hợp. Việc đánh giá rủi ro phải được điều chỉnh theo từng công trường làm việc và ứng dụng khác nhau – Bạn không thể áp dụng một cách đánh giá cho tất cả mọi trường hợp.

Các bước chính trong việc đánh giá rủi ro:

  1. Xác định các nguy cơ – bất cứ thứ gì có thể gây ra nguy hiểm.
  2. Xác định người có thể sẽ bị thương và tai nạn đấy có thể xảy ra như thế nào?
  3. Đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
  4. Ghi chép lại những phát hiện của bạn
  5. Thường xuyên xem lại bản ghi chép đánh giá rủi ro và cập nhật nó theo yêu cầu khi có sự thay đổi.

 Những rủi ro tiềm ẩn cần đánh giá:

  • Hố và lỗ cạn – bao gồm những thứ bị che khuất bởi nước, băng, bùn, các mảnh vụn.
  • Gờ, dốc và địa hình gồ ghề.
  • Ổ gà, cống rãnh, nắp cống, hào và các hố đào khác.
  • Các vận cản trên mặt đất như đá tảng, cột chắn xe, các đống đổ nát.
  • Các vật cản trên cao, các nguy cơ gây mắc kẹt hoặc va chạm, và dây điện.
  • Các mối nguy hiểm từ vị trí hoặc bầu khí quyển.
  • Khả năng chịu tải của sàn nhà và mặt đất.
  • Điều kiện gió và thời tiết.
  • Sự xuất hiện của những người không được phép có mặt.
  • Nguy cơ xảy ra va chạm với các máy móc khác.
Chuẩn Bị An Toàn Trước Khi Vận Hành Xe Nâng Người

Hình ảnh: Xe nâng bị sụp rãnh do nắp rãnh không chịu được tải trọng của thiết bị

Đối với các xe nâng người, việc quan trọng là cần xem xét kĩ là khả năng bị mắc kẹt trên không trung khi xe đã được nâng lên. Vì thế một bước quan trọng trong việc đánh giá rủi ro là phải đảm bảo rằng bạn luôn có phương án cứu hộ khẩn cấp. Điều này bao gồm việc phải có người ở mặt đất hoặc làm việc gần đó; những người đã được đào tạo sử dụng điều khiển ở dưới sàn và hệ thống hạ sàn khẩn cấp.

Hiện nay có nhiều xe nâng người cắt kéo và xe boom lift được lắp thêm thiết bị bảo vệ thứ cấp giúp người vận hành tránh va chạm với những vật cản trên đầu. Có thể có sự khác nhau về cách hoạt động của các thiết bị này. Vì vậy, nếu bạn xác định được bất kỳ mối nguy hiểm nào từ các vật thể trên đầu, bạn phải hiểu rõ cách thức hoạt động của các thiết bị bảo vệ thứ cấp này như là một phần trong quá trình đánh giá rủi ro.

Đặc biệt ở trên công trường xây dựng, môi trường xung quanh thường xuyên thay đổi. Vậy nên hãy cập nhật đánh giá rủi ro khi môi trường xung quanh thay đổi – ví dụ như các nhà thầu hoặc các thiết bị xây dựng khác bắt đầu hoạt động cùng khu vực làm việc với các xe nâng người của bạn.

Lựa chọn xe nâng người phù hợp

Khảo sát công trường và đánh giá rủi ro sẽ giúp bạn chọn được chiếc xe nâng người thích hợp nhất để làm việc trên cao hiệu quả và an toàn.

Một số câu hỏi có thể đặt ra như là:

  • Công việc sẽ làm là gì?
  • Làm việc trong nhà, ngoài trời hay cả hai?
  • Tải trọng và kích thước của sàn nâng mong muốn là bao nhiêu?
  • Có bao nhiêu người sẽ làm việc trên sàn thao tác?
  • Yêu cầu về chiều cao làm việc và tầm với ngang là bao nhiêu?
  • Tình trạng địa hình nơi làm việc như thế nào? Bằng phẳng hay gồ ghề…?
  • Người vận hành đã được đào tạo bài bản không?
  • Có vật cản nào trên mặt đất hay trên cao hay không?
  • Yêu cầu bảo trì của xe nâng người là gì?
  • Ô nhiễm tiếng ồn và khí thải có phải là vấn đề hay không?

Các lợi ích chính khi chọn được xe thích hợp:                                                  

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho những người khác đang làm việc trên cùng công trường
  • Hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất
  • Giảm thiểu căng thẳng cho người vận hành
  • Giảm thiểu khả năng gây hư hỏng thiết bị
  • Giảm thiểu khả năng gây thiệt hại tài sản
Img 2643
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRƯỚC KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ 7

Kiểm tra trước khi vận hành

Ở mỗi đầu ca làm việc, một người có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra xe nâng người. Những người này đều phải được đào tạo phương pháp kiểm tra xe nâng người trước khi sử dụng.

Việc cần làm là kiểm tra các chức năng và nhận định bằng trực quan nhằm đánh giá tình trạng của xe nâng người và đảm bảo rằng có thể vận hành thiết bị một cách an toàn lúc xe ở dưới mặt đất và ở trên cao.

Nhà sản xuất đã nêu rõ các bước tiến hành kiểm tra trước khi sử dụng ở trong quyển “hướng dẫn vận hành”. Đây là checklist tối ưu nhất để áp dụng bởi vì nó đề cập cụ thể đến thiết bị đó.

Một số lỗi có thể phát hiện ra trong lúc kiểm tra trước khi vận hành như: trục trặc kỹ thuật, thiết bị hư hỏng, thiếu các thiết bị an toàn,…

Một số ví dụ về cách kiểm tra thiết bị trước khi vận hành:

  • Xác nhận rằng xe có giấy chứng nhận kiểm định.
  • Kiểm tra các chức năng vận hành và chức năng cứu hộ khẩn cấp
  • Kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn
  • Kiểm tra bất kì thiết bị bảo hộ hoặc dây đai an toàn.
  • Kiểm tra thiết bị có bị chảy dầu, nhiên liệu hay không.
  • Kiểm tra mức dầu động cơ/dầu thủy lực, chất làm mát
  • Kiểm tra dây cáp và dây diện.
  • Xác định các bộ phận bị thiếu hoặc lỏng
  • Kiểm tra lốp, bánh xe và hệ thống phanh
  • Đảm bảo rằng có đề can an toàn, các biển báo, các cảnh báo, đề can bảng điều khiển và hướng dẫn vận hành
  • Kiểm tra chân chống mở rộng hoặc các tính năng tương tự để tăng cường sự ổn định của thiết bị.
  • Kiểm tra độ bền và vững chắc của lan can sàn thao tác.
  • Và bất kì bộ phận nào khác do nhà sản xuất yêu cầu.
Z 34 22N Mg 0761 7139 Sh
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRƯỚC KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ 8

Luôn phải kiểm tra thiết bị trước khi vận hành

 Lựa chọn đồ bảo hộ cá nhân

Việc đánh giá rủi ro sẽ giúp bạn chọn thiết bị bảo hộ thích hợp.

Tuy nhiên sẽ có đồ bảo hộ dành riêng cho xe nâng người, ví dụ như dây đai an toàn toàn thân, với dây buộc điều chỉnh được. Tốt nhất là nên đeo dây đai an toàn khi làm việc trên mọi xe boom lift – và ở nhiều quốc gia, đây là luật bắt buộc. Điều này cũng được quy định tại mục 3B trong hướng dẫn an toàn của IPAF (hiệp hội thiết bị nâng quốc tế), trong đó yêu cầu bắt buộc phải phải có dây đai an toàn toàn thân, với dây buộc điều chỉnh được.

Đối với việc vận hành xe nâng người boom lift, dây đai an toàn phải được xem như là một phần của thiết bị, vì thế nó phải là một phần của quá trình kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng.

Kiểm tra lần cuối

Bước cuối cùng của quá trình là phân tích rủi ro lần cuối (gọi là LMRA – last-minute risk analysis). Đây là bài đánh giá rủi ro ngắn gọn, được thực hiện bới người vận hành.

Người vận hành phải tự đặt câu hỏi như sau:

  • Nơi này có an toàn để vận hành xe nâng người hay không?
  • Khu vực quanh tôi có phải là môi trường làm việc an toàn không?
  • Các công cụ và đồ bảo hộ của tôi có đang đảm bảo không?
  • Nếu có chuyện xảy ra, tôi có biết bật tín hiệu báo động khi có sự cố xảy ra hay không?
  • Lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp ở đâu?
  • Tôi có biết vị trí gần nhất của hộp cấp cứu và bình chữa cháy không?

Nếu bạn không thể trả lời tất cả những câu hỏi này một cách chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến cấp trên trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào.

An toàn, hiệu quả và phúc lợi của người lao động được cải thiện bằng việc sử dụng một xe nâng người để làm việc trên cao. Phương châm của chúng tôi là làm việc phải an toàn; Chúng tôi khuyến khích và ủng hộ tất cả các khách hàng của mình có được sự an toàn tốt nhất khi làm việc trên cao với các xe nâng người tự hành.

Để được tư vấn thêm thông tin, thuê xe nâng người Genie hoặc mua cũ, mua mới các thiết bị của hãng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được yên tâm về thiết bị và chất lượng dịch vụ, bảo dưỡng:

Hotline: 0987 19 5005

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mr. Sơn
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon